CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐỊA PHONG, ĐỊA PHONG, THIẾT BỊ ĐỊA PHONG, KHUÔN LY TÂM, DÀN QUAY LY TÂM

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐỊA PHONG, ĐỊA PHONG, THIẾT BỊ ĐỊA PHONG, KHUÔN LY TÂM, DÀN QUAY LY TÂM

Xu hướng mới của doanh nghiệp lớn

Xu hướng mới của doanh nghiệp lớn

Mở rộng ngành nghề kinh doanh, lấn sân sang các lĩnh vực mới ngoài lĩnh vực kinh doanh truyền thống đang là xu hướng phổ biến của nhiều doanh nghiệp (DN) lớn hiện nay.
 
Ảnh minh họa

         Dù chiếm gần 40% thị phần phân phối tôn và 20% thị phần phân phối thép trên cả nước nhưng Tập đoàn Hoa Sen vẫn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản. Trong tháng 5/2016, tập đoàn này đã thành lập 4 công ty con chuyên đầu tư bất động sản và khởi công dự án khách sạn lớn 5 sao tại TP. Yên Bái với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Chưa dừng lại, tập đoàn dự kiến xây dựng một khu du lịch tâm linh, sinh thái có quy mô lên tới 1.000ha tại tỉnh Yên Bái. Ngoài các dự án trên, lãnh đạo Hoa Sen cho biết sẽ đầu tư vào một loạt dự án tổ hợp khách sạn, nghỉ dưỡng lớn khác tỉnh Bình Định.

         Một “ông lớn” cũng nổi đình nổi đám trong phong trào kinh doanh đa ngành nghề phải kể đến Tập đoàn Vingroup. Ngoài ngành nghề chính bất động sản, năm 2015, tập đoàn này đã mở rộng sang một loạt lĩnh vực mới như siêu thị bán lẻ với thương hiệu VinMart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+; lĩnh vực điện máy với thương hiệu VinPro; lĩnh vực thời trang với thương hiệu VinFashion... và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Đến nay, VinEco đã xây dựng nông trường tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Đồng Nai. Đặc biệt, DN này đã tính toán rất kỹ cho việc “lấn sân” sang lĩnh vực nông nghiệp khi có kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm nông sản qua các hệ thống siêu thị của Vingoup như VinMart và VinMart+.

         Với Tập đoàn Hòa Phát, từ lĩnh vực kinh doanh chính là thép đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực mới như nội thất, điện lạnh, bất động sản... và mới đây tập đoàn này tuyên bố sẽ mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp. Bước đi đầu tiên của Hòa Phát trong lĩnh vực nông nghiệp là đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên, nhà máy đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2016 và đang xây thêm nhà máy thứ 2 tại tỉnh Đồng Nai, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016.

         Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc nhiều tập đoàn kinh tế lớn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực mới ngoài các lĩnh vực truyền thống là điều hết sức bình thường, vì bản chất của DN là đi tìm kiếm lợi nhuận, lĩnh vực nào họ thấy có tiềm năng thu được lợi nhuận thì họ sẽ bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, khẳng định với phóng viên Báo Công Thương, tiến sĩ Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, trước khi mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực mới, DN phải tự trả lời câu hỏi mình có khả năng làm tốt hơn các đối thủ khác hay không. Đặc biệt, DN không nên đầu tư sang lĩnh vực mới chỉ vì cái lợi trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài.